Miyaki Fan Club
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Miyaki Fan Club

Chỉ đơn giản là, ta làm theo những điều ta tin tưởng.
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

7 Tội lỗi của con người -Part 1Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả

●๋•Lemon Rabit●๋•
●๋•Lemon Rabit●๋•
Hiện:
Mem mới
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 1701
Tài sản Tài sản : 108
Birthday Birthday : 02/09/1997
Bài gửiTiêu đề: 7 Tội lỗi của con người -Part 1 7 Tội lỗi của con người -Part 1 Admin2011-11-05, 21:29
7 tội lỗi chết người, còn được gọi là Mỏ cặp Capital hoặc Sins Đức Hồng Y, là một phân loại các phản đối tệ nạn đã được sử dụng kể từ đầu Kitô giáo thời gian để giáo dục và hướng dẫn theo xu hướng liên quan đến nhân loại giảm của tội lỗi . Các phiên bản hiện đang được thừa nhận của tội lỗi thường được coi là cơn thịnh nộ , tham lam , lười biếng , niềm tự hào , ham muốn , ghen tị , và tật ham ăn .
Giáo hội Công giáo phân chia tội lỗi thành hai loại: venial tội lỗi, tội lỗi là tương đối nhỏ, và nghiêm trọng hơn tội trọng. Thần học, một tội trọng được cho là để phá hủy cuộc sống của ân sủng trong người và do đó tạo ra mối đe dọa sa hỏa ngục đời đời. "Mortal tội lỗi, bằng cách tấn công các nguyên tắc quan trọng trong chúng ta đó là , tổ chức từ thiện đòi hỏi một sáng kiến mới của lòng thương xót của Thiên Chúa và chuyển đổi một trái tim đó là bình thường thực hiện [Công giáo] trong thiết lập bí tích hòa giải. "
Các tội lỗi chết người không thuộc về một thể loại bổ sung của tội lỗi. Thay vào đó, họ là những người tội lỗi được xem là nguồn gốc ("vốn" xuất phát từ tiếng Latinh caput, người đứng đầu) của tội lỗi khác . Một "tội lỗi chết người" có thể được, hoặc venial hoặc trần, tùy thuộc vào tình hình, nhưng "chúng được gọi là" vốn "bởi vì họ tạo ra sự tội lỗi khác, các tệ nạn khác "
Bắt đầu từ đầu thế kỷ 14, sự phổ biến trong bảy tội lỗi chết người như một chủ đề trong số các nghệ sĩ châu Âu thời gian cuối cùng đã giúp nhuộm màu họ trong nhiều lĩnh vực của văn hóa Công giáo và ý thức Công Giáo nói chung trên toàn thế giới. Một phương tiện ingraining như là việc tạo ra các ghi nhớ "SALIGIA" dựa trên các chữ cái đầu tiên trong tiếng Latin trong bảy tội lỗi chết người: superbia, avaritia, luxuria, invidia, Gula, IRA, acedia
- Pride - Kiêu hãnh - Chim công - Màu tím
7 Tội lỗi của con người -Part 1 Seven-deadly-sins-vanity
Mẹ đẻ của mọi tội lỗi.

*** Tội gì vậy???
Sự kiêu ngạo là tin tuởng quá mức vào những khả năng của mình, cá nhân đó phủ nhận on huệ của Chúa. Sự kiêu ngạo còn là mầm mốm phát sinh ra những tội lội khác.

*** Vì sao lại mắc tội đó???
Những giáo viên với thiện chí tốt đa thuờng động viên bạn rằng: 'Hãy tin tuởng vào chính mình'.

*** Hình phạt của bạn duới âm phủ:
Bạn sẽ bị xé xác trên bánh xe.

*** Những biểu tuợng liên quan tới tội này:
Sự kiêu ngạo đuợc gắn liền với con ngựa và màu tím.

Kiêu hãnh đứng ở vị trí thứ nhất trong bảy tội lỗi chết người này. Đúng như cái bản chất của nó, kiêu hãnh luôn muốn đứng đầu, đứng trên, đứng trước tất cả mọi thứ. Đại diện cho cái kiêu hãnh của loài người chính là cô người mẫu thời trang - một nạn nhân của kẻ giết người cuồng tín khi hắn muốn trừng trị tội danh thứ nhất của nhân loại - Pride. Khi một con chim công đực xoè đuôi cùa mình để khoe mẽ trước con chim cái, thì đó chính là một hình ảnh rất sinh động cho kiêu hãnh. Cũng như những cô người mẫu thời trang bước đi từng bước chân lả lướt trên sàn diễn khi mọi cặp mắt đều đổ dồn vào cô. Một đôi mắt đẹp. Một đôi môi khẽ hé mở. Một cái đầu ngẩng cao hơn tất cả những kẻ khác. Một cơ thể hoàn mỹ hơn những kẻ khác. Và một bộ cánh được chăm chút kỹ lưỡng hơn những kẻ khác đã đưa cô người mẫu lên đến đỉnh cao của sự kiêu hãnh. Cảm giác sảng khoái khi đứng trên sàn diễn, nhìn ngắm những cặp mắt khác đang phải ngước lên nhìn cũng như cảm giác thoả mãn của con chim công đực khi những con cái săm soi cái đuôi dài của nó. Nhưng sự kiêu hãnh không chỉ ngự trị trong những kẻ có tài năng, có sắc đẹp hay có những khả năng nào hơn người, kiêu hãnh tồn tại trong bất cứ con người nào cho dù đó là một con người xấu xí, dở hơi nhất. Nghĩ về một cái “xấu độc quyền” không ai nữa trông giống như thế thì hẳn con người ấy phải rất tự hào.

Mọi người đều có cái quyền để được kiêu hãnh và tự cao. Trước hết con người phải tự kiêu hãnh vì mình đã sinh ra là người chứ không phải là một con thú hay một con côn trùng nào khác. Tiếp đó, con người phải kiêu hãnh vì mình là người duy nhất trên cả thế giới này, trong hơn sáu tỷ người này. Khắp cả hành tinh quả đất này, không thể nào tìm được một người thứ hai giống mình như đúc từ những cử chỉ, hành động đến từng sợi tóc hay những mẫu DNA. Sự kiêu hãnh luôn thúc đẩy con người trong lúc tuyệt vọng hay thất bại nhất. Nó là một điểm tựa để ta luôn tự tin vào bản thân mà không ngừng cố gắng. Một khi con người đã mất đi sự tự tin vào bản thân thì họ không thể thành công trong bất cứ lĩnh vực nào nữa. Sóng đôi với kiêu hãnh là sĩ diện. Làm con người, khi va chạm với người khác đôi lúc cũng phải cần một chút sĩ diện. Cần có sĩ diện để không khép mình, luồn cúi trước bất kỳ một ai. Cần sĩ diện để biết điều đó là hèn nhát, là nhục nhã để bước qua mà không cần luyến tiếc. Lòng tự hào và sự kiêu hãnh của con người thường xuất phát từ một thành công trong bất cứ lĩnh vực nào đó. Khi đứng trên đỉnh cao của tiền tài, danh vọng và địa vị con người thường trở nên kiêu hãnh. Nếu như bạn đứng trên đỉnh cao của thế giới mà không biết kiêu hãnh vì những gì mình đạt được thì chính bạn đã phụ những cố gắng, nỗ lực của mình để leo lên tới cái đỉnh cao đó. Kiêu hãnh để tận hưởng cái sung sướng của tiền tài, danh vọng và địa vị. Kiêu hãnh để tận hưởng cái sung sướng của cái cảm giác được đứng trên những người khác trong xã hội. Biểu hiện rõ nhất của một con người kiêu hãnh là thấy khoái trá khi mình được đứng trên cổ, trên vai những con người khác.
Luôn ở một vị thế đối kháng với Pride - là Humility ( Khiêm tốn ). Nhưng chính khiêm tốn không thích tranh đua nên khiêm tốn thường ẩn mình vào những nơi yên tĩnh trong xã hội và thường bị kiêu hãnh lấn át. Con người dùng khiêm tốn như một tính từ để chỉ kiêu hãnh ở mức độ nhẹ, vừa phải, bởi vì trong bất kỳ con người nào cũng tồn tại một sự kiêu hãnh và tự cao. Hình phạt dành cho sự kiêu hãnh ở hoả ngục là bị nghiền nát dưới một bánh xe khổng lồ ( Broken on the wheel ). Có lẽ Diêm chúa muốn cho những con người ấy thấy cảm giác khi bị chà đạp bởi một con người khác. Nhưng ông có biết rằng khi ông khoái trá nhìn thấy những con người kiêu hãnh bị chà đạp bởi cái bánh xe khổng lồ đó thì chính ông đã là một con người kiêu hãnh.
- Envy - Ghen tỵ - Chó sói - Màu lục
7 Tội lỗi của con người -Part 1 Seven-deadly-sins-envy
*** Tội gì vậy???
Sự ghen tị là lòng khao khát vào những nét điểm, thân thế, khả năng và hoàn cảnh của nguời khác.

*** Vì sao lại mắc tội đó???
Bởi vì nguời khác may mắn hon, giỏi giang hon, quyến ru hon và khá hon bạn.

*** Hình phạt của bạn duới âm phủ:
Bạn sẽ bị vùi thân trong nuớc lạnh cóng.

*** Những biểu tuợng liên quan tới tội này:
Sự ghen tị đuợc gắn liền với con chó và màu xanh

Còn một con người đứng trên đỉnh của kiêu hãnh thì sẽ có nhiều người khác đứng ở một vị trí thấp hơn. Những con người này luôn thèm muốn những vị trí cao quý đó nhưng họ không thể nào đạt được. Chính vì thế mà sự kiêu hãnh của kẻ khác làm họ khó chịu. Những con người này rơi vào tội lỗi thứ hai: Envy - Ghen tỵ. Con người ai cũng ghen tỵ. “Bụt chùa nhà không thiêng” người xưa thường nói vậy. Con người luôn mang sẵn trong lòng cái tính không chịu an phận. Con người luôn muốn những thứ mới, lạ, những thứ của người khác. Khi con người có một thứ gì, họ luôn muốn nhiều hơn, tốt hơn, đẹp hơn. Đến độ tính từ “hoàn mỹ” tường như đã thoả mãn con người, nhưng không, con người còn muốn hoàn mỹ hơn. Những khát khao của con người không có điểm dừng. Những khát khao ấy luôn quá lớn đối với con người, quá xa so với con người và quá không tưởng khi so sánh với con người. Chỉ có một vài người có được cái từ hoàn mỹ về một khía cạnh nào đó. Chính vì thế, ghen tỵ đã ra đời.

Ghen tỵ không hung hổ như một con sư tử mà nó từ tốn như một con chó sói. Và cũng như chó sói, ghen tỵ không đứng một mình mà đi theo bầy đàn. Tạo hoá không bao giờ hào phóng và rộng rãi mà tạo hoá rất keo kiệt và bủn xỉn. Tạo hoá cho người kia sắc đẹp nhưng lại cho họ một bộ óc heo hay người cho người bộ não thiên tài thì lại bắt hình hài của họ buồn cười cục mịch. Và tạo hoá chỉ ưu đãi cho một thiểu số nào đó, còn phần đa số còn lại tầm tầm như nhau. Chính vì thế, khi một người may mắn được sở hữu một món quà của tạo hoá, thì những người khác sẽ ghen tỵ với người may mắn đó. Ghen tỵ tấn công tâm hồn con người từ tốn và nhẹ nhàng. Đầu tiên nó sẽ quan sát con người như bầy chó sói quan sát con mồi của nó. Con người sẽ bắt đầu ghen tỵ bằng một cái nhìn và một sự quan sát cũng tinh tường như thế. Con người sẽ nhìn thấy cái mình thua thiệt người khác về một khía cạnh nào đó. Sau đó, từng cơn sóng từng cơn sóng ghen tỵ cứ bủa vây con người như bầy sói bủa vây con mồi của nó. Sau đó chính sự ghen tỵ sẽ làm cho con người quay quắt, tức tối, và mệt mỏi. Và cuối cùng sự ghen tỵ đôi khi giết chết con người. Tên giết người cũng thế. Hắn ghen tỵ mọi thứ của người khác. Hắn ghen tỵ một gia đình mà hắn không có, hắn ghen tỵ một người vợ đẹp mà hắn không có. Chính sự ghen tỵ này đã đưa hắn vào một cuộc giết người bệnh hoạn. Và cuộc đời hắn là một sự trả thù dài đằng đẵng, dã man và bệnh hoạn mà lý do chính xuất phát từ ghen tỵ - Envy. Cùng với ghen tỵ còn có nhỏ nhen, ích kỷ. Ghen tỵ, nhỏ nhen và ích kỷ là một bộ ba luôn gắn với nhau như bộ tam sên thường thấy trong các ngày lễ cúng. Vì ghen tỵ sẽ làm cho con người nhỏ nhen và ích kỷ. Một khi con người thấy người khác hơn mình thì họ chỉ muốn nhận vào chứ không muốn cho đi. Bởi vì nếu cho đi thì mình không những sẽ thua sút mà còn làm cho kẻ khác hơn mình.

Ghen tỵ rất xấu xa nhưng nếu ghen tỵ ở mức độ nhẹ thì lại rất cần cho con người. Đó chính là ganh đua và tranh đấu. Con người luôn phải vươn lên từ một sự tự ti vì thua kém người khác. Chính vì thế họ đã phải không ngừng ganh đua và tranh đấu để hơn được kẻ khác. Điều này luôn thúc đẩy con người không ngừng học hành, làm việc để rèn luyện kỹ năng mà quyết chiến với kẻ khác. Chiến trường ngày nay không giới hạn trên sa mạc, đồng trống hay rừng rậm, mà nó ở ngay trước mặt ra. Mỗi ngày, bước ra đường là một sự tranh đấu mới lại bắt đầu. Con người thường thi vị hoá ganh đua bằng thi đua, nhưng trong cái xã hội với quy luật đào thải này, muốn sống còn con người phải ganh đua và tranh đấu không ngừng nghỉ. Sự tranh đua không ngừng nghỉ của con người làm cho xã hội tiến bộ và hoạt động. Sự tranh đua này này sẽ làm ấm những dòng nước buốt lạnh khi một con người hay ghen tỵ bị dìm trong bồn nước dưới âm ty địa ngục ( Put in freezing water ). Ngay cả trong một hoàn cảnh như thế, con người cũng sẽ vươn lên, vươn lên vì khát khao vì ghen tỵ vì sao ngoài kia được hưởng những ngọn lửa nóng ấm mà mình thì không. Ghen tỵ tự nó không xấu và nó sẽ không bao giờ xấu nếu con người biết biến ghen tỵ thành tranh đua và thi đấu. Khi nói tới ghen tỵ người ta thường kể về tình thương - một kẻ thù không đội trời chung với ghen tỵ. Nhưng thực sự không phải như thế, chính tình thương không đồng đều đã sinh ra ghen tỵ - một thai nhi bị biến dạng. Chính vì thế mà ngày ngày tình thương phải đi tìm ghen tỵ mà chữa cho nó lành căn bệnh nan y mà khi nó mới sinh ra đã mắc phải.
- Wrath / Anger - Giận dữ - Gấu đen - Màu đỏ
7 Tội lỗi của con người -Part 1 Wrath
*** Tội gì vậy???
Sự phẫn nộ đuợc biểu lộ trong cá nhân, nguời mà hắt hủi tình iêu và sự những lựa chọn thay vào đó là sự giận dữ.

*** Vì sao lại mắc tội đó???
Bạn bị trói bởi sự phẫn nộ. Những nguời xung quanh phát cáu về điều đó.

*** Hình phạt của bạn duới âm phủ:
Bạn sẽ bị chặt sống.

*** Những biểu tuợng liên quan tới tội này:
Sự phẫn nộ đuợc gắn liền với con gấu và màu đỏ
Nhưng ghen tỵ như một khối u ác tính sẽ không ngừng lan toả trong tâm hồn một cách nhanh chóng và tàn phá tâm hồn một cách kinh khủng. Nếu tình thương không chữa trị kịp thời, ghen tỵ có thể làm tâm hồn bùng nổ vì giận dữ. Chính giận dữ đã bắn chết ghen tỵ vì nó căm ghét cái sự nhỏ nhoi, ích kỷ của ghen tỵ và lên ngôi thống trị tâm hồn. Giận dữ rất nguy hiểm. Mọi nguyên nhân đều có thể dẫn tới giận dữ mà ghen tỵ chỉ là một trong số đó. Giận dữ như một con gấu đen phát điên, nó cắn phá, gào rú, gầm gừ, dã man ăn tươi nuốt sống bất cứ thứ gì đã chọc vào nó. Đôi mắt nó long lên sòng sọc. Cái hàm đầy răng nhọn lởm chởm luôn há ra, gào rú. Đôi tay to khoẻ luôn đấm dữ dội vào bộ ngực to khoẻ như muốn móc trái tim điên dại của chính nó ra mà cắn mà xé. Cái giận dữ của con thú như một cơn bão mà mọi thứ đều khiếp hãi. Con người khi giận dữ cũng không khác gì một con thú. Cũng gào, cũng kêu, cũng há mồm. Cũng đập phá tàn bạo. Cũng muốn xé tan mọi thứ.

Giận dữ hiện diện trong bất cứ tâm hồn nào cho dù đó là một tâm hồn thánh thiện nhất. Khi giận dữ hồi sinh trong tâm hồn của một con người thì đây chính là lúc kiềm chế ( Kindness ) tự vẫn. Nhưng giận dữ lại chính là hạt giống gieo mầm cho kiềm chế. Khi gặp bất cứ một rắc rối nào đó trái với ý muốn bản thân, giận dữ là người trước tiên mà tâm hồn sẽ gặp. Sau đó, giận dữ sẽ tận dụng sức mạnh của tâm hồn để hiện hình rõ hơn. Bởi vì con người giận dữ, mọi bộ phận trên cơ thể đều sẽ biến dạng. Một người đàn ông khi giận dữ thì những đường gân sẽ nổi trên cổ, những tia máu đỏ sẽ bắn ra trong tròng mắt, những cái răng sẽ đưa ra khỏi miệng và nghiến chặt lấy nhau. Người đàn bà khi giận dữ đôi môm sẽ mím lại, đôi mắt trợn trừng lên và những tiếng gào thét sẽ tuôn ra khỏi miệng. Một đứa bé khi giận dữ đôi mắt sẽ nhắm chặt, cánh mũi phập phồng và những giọt nước mắt hờn tủi sẽ không ngừng tuôn rơi. Bất kỳ một ai khi giận dữ sẽ trở nên xấu xí, kinh khủng. Ngay cả thiên nhiên hiền hoà khi giận dữ cũng rất kinh khiếp. Những trận động đất lớn, những ngọn núi lửa phun trào, những cơn lốc xoáy điên cuồng và những trận lụt lội dã man đã từng tấn công thế giới loài người là một minh chứng cho sự giận dữ của thiên nhiên. Nhưng con người, thiên nhiên, vạn vật cỏ cây không ngừng thi nhau giận dữ. Bởi vì giận dữ còn hàm ẩn một quyền lực tối thượng. Một tên bạo chúa không ngừng lên cơn giận dữ để thoả mãn khi nhìn thấy những con người run rẩy, sợ hãi hay quỳ mọp dưới chân hắn van xin, vuốt ve hắn.

Sự giận dữ còn là một sự giải thoát những uất ức, buồn tủi trong lòng. Tại sao con người thường la lối, kêu gào thậm chí còn rống lên và tru tréo như một con thú khi giận dữ? Phải chăng họ cố mở miệng thật to, thật lâu để giải thoát cho uất ức, tủi hờn đã bị chèn ép, đè nén bấy lâu nay? Sau khi giận dữ đã hiện rõ hình hài cũng chính là lúc nó bắt đầu chết đi. Giận dữ sẽ từ từ mờ dần khi tâm hồn đã mệt mỏi. Chính lúc này, kiềm chế sẽ hồi sinh trong tâm hồn. Kiềm chế được tiếp sức mạnh bởi những lời vuốt ve, đường mật của loài người. Con người khi cay thì ăn sẽ mất ngon và khi giận thì hành động sẽ mất khôn. Sự luyến tiếc như một nhân tố để kiềm chế được sinh ra nhiều hơn và lấn át đi cơn giận dữ. Nhưng kiềm chế rất dễ bị trêu ghẹo. Trêu ghẹo sẽ làm kiềm chế yếu đi và sinh ra giận dữ. Giận dữ lại bùng nổ và lại tắt ngấm. Cứ như thế, giận dữ và kiềm chế thay nhau điều khiểu tâm hồn. Một tâm hồn giận dữ khi xuống hoả ngục sẽ phải sống một cuộc sống thực vật ( Dismembered Alive ). Nhưng chính cuộc sống đó như đang đè nén, dồn chặt những uất ức trong tâm hồn. Và một ngày nào đó, những uất ức sẽ làm cho giận dữ tái sinh để phá tan xiềng xích.






Chữ ký của ●๋•Lemon Rabit●๋•

Tài sản của ●๋•Lemon Rabit●๋•

7 Tội lỗi của con người -Part 1Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Miyaki Fan Club :: 

Khu vui chơi

 :: 

Giao lưu

-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất